Không chỉ là một nghề hấp dẫn bậc nhất bởi tính sáng tạo và tự do, thiết kế đồ họa còn thu hút giới trẻ bởi sự linh hoạt, đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quảng cáo, Truyền hình, Xuất bản, Thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu, Thiết kế website, trò chơi, Thiết kế nhân vật, sản phẩm hoạt hình,…
Ứng dụng của “ Thiết kế đồ họa” khắp toàn cầu
Bạn phải công nhận rằng, đi đến đâu, nhìn thấy bất kỳ thứ gì như: bao bì, logo, tem mác, bì thư, bảng quảng cáo, đèn led, website, clip… Đặc biệt trên tường của những tòa nhà của các thành phố lớn tràn ngập biển quảng cáo, chúng đều do người nào đó sáng tạo nên thoải mãn nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, những dòng chữ đơn thuần không mấy khi lọt vào tầm mắt của bạn, nhưng nếu đó là dòng chữ được sắp đặt to, nhỏ đối lập về hình dáng và màu sắc hay những poster quảng cáo long lanh… bạn sẽ ngay lập tức nhìn và nhớ. Đó chính là hiệu ứng truyền tải thông điệp của thiết kế đồ họa
Những con chữ được sắp đặt và bài trí to, nhỏ đối lập về hình dáng và màu sắc trong các quảng cáo khiến bạn ngay lập tức nhìn và nhớ
Anh Nico ( chuyên gia thiết kế đồ họa của A6 Art ) cho biết: “ Nhận diện thương hiệu là một việc rất quan trọng với mỗi công ty vì nó sẽ làm tăng giá trị danh tiếng của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng. Do đó, thiết kế đồ họa là một ngành rất “hot” và quan trọng, thậm chí một nhân viên bình thường cũng cần phải biết sử dụng để phục vụ cho công việc.
Công nghệ số với sự bùng nổ của ngành công nghiệp quảng cáo, phim ảnh, đài truyền hình, các thiết bị di động thông minh khiến cho nguồn nhân lực của ngành này luôn “khao khát nhân tài sáng tạo”. Đặc biệt những nhà thiết kế đồ họa có thể làm việc ở nhiều quốc gia, tự do về thời gian và sự sáng tạo ý tưởng tỷ lệ thuật với mức lương.
Biểu đồ mức lương thu nhập của ngành Thiết kế đồ họa năm 2012 tại Mỹ.
Theo thống kê của trung tâm dự báo Nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến trong năm 2015, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành thiết kế đồ họa
(nguồn zing)
Tư duy khác biệt về học thiết kế đồ họa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, học thiết kế đồ họa được hiểu như học kỹ năng làm việc và xử lý trên các phần mềm máy tính. Nhiều phụ Huynh từng cho rằng học thiết kế đồ họa thì con em mình cần phải được đầu tư máy tính tốt nhất. Phương pháp học này đúng nhưng chưa đầy đủ, chưa cung cấp đủ kiến thức và công cụ giúp học viên tiến xa trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, sáng tạo và phát triển ý tưởng thiết kế– hoạt động cốt lõi của nghề thiết kế đồ họa – chưa được đầu tư đào tạo xứng đáng. Ông Stephen Burdett, nguyên trưởng khoa Thiết kế đồ họa tại Học viện Thiết kế và Thời trang London với gần 40 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp in ấn và giảng dạy tại tại Đại học Northumbria, Anh quốc cho biết: “Học Thiết kế đồ họa nên được khởi đầu bằng các phương pháp phát triển ý tưởng cho các mục tiêu thiết kế khác nhau. Mọi thứ cần được thực hiện trước tiên bởi tư duy và bàn tay, sau đó mới là các chương trình máy tính để đạt được sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Nếu tất cả sinh viên đều chỉ được dạy các kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế, Việt Nam sẽ có rất nhiều chuyên gia về kỹ thuật, nhưng lại thiếu những Nhà Thiết Kế thực sự”.
Sinh viên thiết kế đồ họa đang thực hành ý tưởng
Một lớp học thiết kế đồ họa với giảng viên Stephen Burdett tại Học viện Thiết kế và Thời trang London
Ông Stephen Burdett cũng chia sẻ: “Với chương trình đào tạo thiết kế của mình, chúng tôi mong muốn thay đổi quan niệm cũ về thiết kế đồ họa tại Việt Nam. Cốt lõi của thiết kế đồ họa không phải là kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, mà cần tập trung vào phương pháp phát triển, thể hiện ý tưởng và đưa ra giải pháp cuối cùng cho ý tưởng đó’.