Nghệ thuật Thiết kế chữ Typography - thổi hồn cho các thương hiệu Việt
Những con chữ biết kể câu chuyện về cuộc sống, văn hóa và ước mơ, đây là những điều mà các Nhà thiết kế đồ họa tương lai tại Học viện Thiết kế và Thời trang London đang thể hiện trong các đề án thực hành của mình.
Hãy khám phá tên gọi của một số sản phẩm ẩm thực Việt Nam đã được thay đổi như thế nào qua những Nghệ thuật Thiết kế chữ Typography mới nhất của sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đồ họa học kỳ qua nhé!
Logo của nhãn hiệu Viet Eat’s (Made in Vietnam) thiết kế cho sản phẩm mì gạo với tên gọi ‘Em oi’ Rice Noodles Collection.
Trong những phác thảo ý tưởng, tác giả Khánh Huyền mong muốn gửi tới công chúng một hình ảnh mới và hiện đại khi thưởng thức món ăn truyền thống là những loại sợi khô làm từ gạo của Việt Nam. Qua đó mọi người yêu ẩm thực sẽ có một trải nghiệm thú vị hơn khi mua sản phẩm này.
Với những kỹ thuật riêng của mình, các nhà thiết kế đã tạo ra những tác phẩm không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn ẩn chứa cả một nền văn hóa.
Qua những thử nghiệm và nghiên cứu khác nhau, Vũ Minh Đức đã sáng tạo nên kiểu chữ riêng cho món ăn Patê của Việt Nam.
Vũ Minh Đức đã đưa ra một kiểu chữ mới, vừa có âm hưởng văn hóa truyền thống vừa tạo nên sự mới lạ độc đáo cho sản phẩm.
Cách thức thể hiện một tác phẩm Thiết kế chữ vô cùng phong phú và đa dạng, với các kĩ thuật sử dụng các kiểu chữ khác nhau, sắp xếp bố cục các cỡ chữ to nhỏ và thay đổi màu sắc, độ tương phản của các chữ cái cùng sự kết hợp với hình ảnh, hình học, v.v… để tạo ra một tác phẩm Thiết kế chữ typography hoàn hảo nhất.
Lê Triều Vĩ đã phác thảo khá nhiều kiểu chữ để đưa ra lựa chọn cuối cùng cho món ngon nổi tiếng thế giới "Phở bò" Việt Nam.
Kiểu chữ không chân này khiến cho "Pho Bo" trở nên mềm mại và hấp dẫn hơn.
Lê Triều Vĩ chia sẻ: "Thiết kế chữ Typograpgy thực sự rất thú vị, nó giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm về cách sắp xếp con chữ (phông chữ, kích thước, bố cục) khi thiết kế. Nó không đơn giản là từ ngữ, mà còn là tác phẩm nghệ thuật để bạn hiểu nó và truyền tải đầy đủ thông điệp tới người tiêu dùng khi mua sản phẩm, thậm chí cả cách họ nhận và sử dụng thông tin từ bạn.
Typography không gò bó trong hình thức thể hiện nhưng để các con chữ truyền cảm hứng cho công chúng và nói lên được những điều ẩn chứa phía trong một bao bì hay một một quảng cáo là điều không dễ dàng. Nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Ellen Lupton nói rằng: Typography là cách ngôn ngữ được thể hiện và những sinh viên theo học Thiết kế đồ họa tại LCDFHanoi đã làm được điều đó.
LCDF